Tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác kiểm tra, giám sát Đảng
Kế thừa nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của Lê - nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra cách thức để duy trì sự hoạt động của các tổ chức đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mỗi cấp ủy phải quy định nhiệm vụ cho mỗi chi bộ, cho mỗi đảng viên. Có như vậy, mỗi người mới có trách nhiệm nhất định”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra, phải đặc biệt công tác kiểm tra: “ Phải chú ý kiểm tra của các tổ chức đảng cấp dưới”.
Kế thừa nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của Lê - nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra cách thức để duy trì sự hoạt động của các tổ chức đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mỗi cấp ủy phải quy định nhiệm vụ cho mỗi chi bộ, cho mỗi đảng viên. Có như vậy, mỗi người mới có trách nhiệm nhất định”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra, phải đặc biệt công tác kiểm tra: “Phải chú ý kiểm tra của các tổ chức đảng cấp dưới”.
Trong thời kỳ Đảng ta tạm lùi vào hoạt động bí mật, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác củng cố và xây dựng Đảng. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Người viết vào tháng 10 năm 1947, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cách hiểu đầy đủ nhất các quan điểm về kiểm tra. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng ta phải thực hành đầy đủ những điều sau: “Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương kiên quyết thực hành những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại nghị quyết một đường, thi hành một nẻo”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải kiên quyết mọi vấn đề, một cách cho đúng
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng
3. Phải tổ chức sự kiểm soát…
Chính vì vậy, ngày nay, sau khi khi cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng, từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, còn phải đấu tranh. “Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”.
Trong nội dung Báo Sự Thật số 103, ngày 30 tháng 11 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm chủ yếu của công tác kiểm tra. Bác Hồ đã chỉ rõ rằng: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi… Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” và “Có kiểm tra mới mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng công tác kiểm tra, đây là một trong các chức năng lãnh đạo của đảng, một bộ phận đặc biệt qua trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Công tác kiểm tra gắn liền, tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng, bởi vì lãnh đạo không chỉ là xây dựng Cương lĩnh chính trị, chiến lược kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… mà lãnh đạo còn là công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán những cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công tác kiểm tra: “Hiện nay, nhiều nơi, cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó thì họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã được thực hành đến đâu, có những khó khăn và trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai lầm rất to. Vì thế mà, đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị mà công việc vẫn không chạy”.
Về cách kiểm tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
1. "Kiểm tra phải có hệ thống, nghĩa là khi có nghị quyết thì phải lập tức đôn đốc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc cán bộ và nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn”.
2. Kiểm tra không nên chỉ bằng báo cáo, mà phải đi đến tận nơi.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Công tác kiểm tra đạt được kết quả hay không tùy vào những cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác kiểm tra, “Không phải đi gặp ai cũng phải đi kiểm tra, người lãnh đạo phải tự mình làm nhiệm vụ kiểm tra, mới đủ kinh nghiệm và uy tín. Nhưng người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ nhiều kimh nghiệm và giàu năng lực để giúp mình đi kiểm tra. Ai đi kiểm tra việc gì, nơi nào, nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách nhiệm.”
Về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọc đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ, chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm”.
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị Tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng. Và muốn như vậy thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, vì mặt trái của quyền lực sẽ làm suy thoái đạo đức của người cầm quyền. Vì vậy, khi Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phải tăng cương công tác kiểm tra để tự chỉnh đốn và đổi mới, để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi mọi tệ nam do thoái hóa, biến chất gây ra.
Kiểm tra giúp chúng ta biết được “Ở cấp dưới, ở cơ sở, có những nơi cán bộ phụ trách không tốt, thiếu tinh thần phục vụ nhân dân, làm những điều xấu xa”. Cũng chính nhờ có sự kiểm tra, đôn đốc của Đảng và nhân dân thì những phần tử đầu cơ vào Đảng “Sẽ bị lật ra và Đảng sẽ thành trong sạch, kiểu mẫu, thành tâm thành ý, phục vụ nhân dân, cách mạng và tất cả đảng viên mới thành người kiểu mẫu, đoàn kết, giúp đỡ anh em ngoài đảng”. Kiểm tra đến nơi, đến chốn không những giúp cho lãnh đạo đi sát thực tế, nắm chắc tình hình, cảnh báo, nhắc nhở, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, kịp thời phát hiện và phổ biến những kinh nghiệm tốt và kịp thời uốn nắn những nhược điểm, khuyết điểm, đồng thời, củng cố uy tín, lòng tin tưởng của nhân dân đối với Đảng.
Từ những luận điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích làm sáng tỏ yêu cầu khách quan trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Công tác kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong lãnh đạo của Đảng. Xuất phát từ thực tế công tác kiểm tra, giám sát, Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn và tiến hành tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
Trong tình hình hiện nay, kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra và hệ thống cơ quan làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần xây dưng Đảng luôn trong sạch vững mạnh, Đảng lãnh đạo đất nước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới./.
Nguồn: Bộ tư pháp.