Skip to main content
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nghệ An: Năng động - Hiệu quả

Nhìn lại năm 2016, đời sống văn hóa Nghệ An có nhiều khởi sắc đáng mừng. Với nhiều sự kiện chính trị - văn hóa nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam, 15 năm ngày gia đình Việt Nam, 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến,…hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan được triển khai kịp thời, có chất lượng; hoạt động văn hóa, nghệ thật diễn ra khá sôi nổi, rộng khăp, vừa phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Nhìn lại năm 2016, đời sống văn hóa Nghệ An có nhiều khởi sắc đáng mừng. Với nhiều sự kiện chính trị - văn hóa nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, 70 năm Ngày Thể thao Việt Nam, 15 năm ngày gia đình Việt Nam, 70 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến,…hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan được triển khai kịp thời, có chất lượng; hoạt động văn hóa, nghệ thật diễn ra khá sôi nổi, rộng khăp, vừa phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.
Nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành trong năm qua đã tạo được dấu ấn. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chuyên nghiệp và không chuyên đã dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, tác phẩm mới và tổ chức biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa… Đáng chú ý là ngày càng có nhiều sinh hoạt âm nhạc - nghệ thuật mang tính nhân văn do các cá nhân, nhóm nhạc tổ chức ở nhiều nơi trong tỉnh. Nhiều chương trình nghệ thuật được đánh giá cao về tính nghệ thuật, tính thời sự, mang hơi thở của cuộc sống, bản sắc văn hóa của dân tộc như: Chương trình nghệ thuật trong đem hội Sắc Xuân miền Tây và Ngày hội Hoa Hướng Dương tại huyện Nghĩa Đàn; Chương trình Nghệ thuật Mừng Đảng, Mừng Xuân, Đêm hội Giao thừa tại Quảng trường Hồ Chí Minh; Chương trình khai mạc “Hội khỏe Phù Đổng” toàn quốc tại Nghệ An; Chương trình chào mừng thành công Đại hội Đại biểu lần thứ XII của Đảng; Các chương trình nghệ thuật phục vụ các lễ hội và các chương trình văn nghệ phục vụ sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Nghệ thuật biễu diễn của Nghệ An khá thành công tại các hội thi, liên hoan toàn quốc. Vở diễn “Thầy và trò” của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca Xứ nghệ là 1 trong 3 vở đạt HCV trong tổng số 17 vở tham gia Hội diển Nghệ thuật Sân Khấu Tuồng, Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2016 tại Đà Nẵng.
Công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa trong năm qua cũng triển khai tích cực hơn. Nhiều đề án, quy hoạch, dự án bảo tồn, tôn tạo và trùng tu di tích, di sản văn hóa phi vật thể được xây dựng triển khai như: Đề án bảo tồn và phát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến 2030, tầm nhìn 2050; Rồi lập hồ sơ trình bộ VH,TT & DL công nhận 5 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia…Hệ thống thiết chế văn hóa thông tin - thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa được gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng Nông thôn mới đem lại diện mạo mới cho đời sống kinh tế văn hóa của nhiều vùng quê trong tỉnh. Đến cuối 2016, Nghệ An có 150 xã đạt chuẩn NTM, điều đó đồng nghĩa với việc 150 xã trong tỉnh có cơ sở vật chất văn hóa và đời sống văn hóa chuẩn. Các chỉ tiêu về đời sống văn hóa của tỉnh đều vượt quá chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Tỷ lệ GĐVH đạt 82,8%, tỷ lệ LVH: 65,9%. Công tác gia đình có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung tuyên truyền giáo dục và phòng chống bạo lực gia đình được triển khai có hiệu quả.
Thể dục thể thao trong tỉnh nhà tiếp tục phát triển khá toàn diện. Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Tỷ lệ gia đình thể thao đạt 22%; Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 32,3%. Thể thao thành tích cao với sự tiến bộ khá rõ nét, khẳng định vị thế so với các tỉnh trong cả nước. Năm 2016 đã tham gia 70 giải, đạt 321 huy chương các loại.
Những kết quả đạt được nêu trên là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, còn một số lĩnh vực hoạt động của ngành. Dù đã rất nỗ lực nhưng kết quả chưa được như mong muốn, một vài chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra ở Hà Tĩnh đã làm cho hoạt động du lịch biển ở Nghệ An từ thị xã Hoàng Mai vào thị xã Cửa Lò bị tê liệt. Du lịch Nghệ An năm 2016 giảm lượng khách và doanh thu. Hạ tầng và các nguồn lực phát triển du lịch còn hạn chế, số lượng cơ sở lưu trú phát triển còn mang tính tự phát, sản phẩm du lịch chưa có sự thay đổi mang tính đột phá, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu những sản phẩm mới, đặc sắc có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Việc khai thác phát huy các gia trị di sản gắn với phát triển du lịch hạn chế, thiếu các điểm tham quan du lịch mới, hấp dẫn. Dịch vụ và sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan du lịch. Tốc độ triển khai các dự án đầu tư du lịch, kể cả một số dự án về đầu tư hạ tầng còn chậm. Chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn có năng lực kinh doanh về lĩnh vực du lịch,…
Đội ngũ cán bộ văn hóa còn nhiều bất cập, nhất là tuyến cơ sở. Ở cơ sở đội ngũ này thường xuyên có sự biến động theo nhiệm kỳ dẫn đến chuyên môn kinh nghiệm chưa sâu. Nghệ An thiếu các chuyên gia giỏi về văn hóa - nghệ thuật nhưng chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút đội ngũ văn nghệ sỹ và các nhà chuyên môn có trình độ cao về công tác tại tỉnh.
Cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, từ cơ sở đến tỉnh vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là các huyện miền núi. Tỷ lệ xã phường có thiết chế VHTT-TT đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH,TT&DL chưa đạt kế hoạch đề ra (31%/45% KH). Công tác xã hội hóa cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa huy động được tối đa nguồn lực xã hội cho phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vẫn còn tình trạng, nơi thì không có các công trình văn hóa để sinh hoạt, vui chơi; nơi thì xây dựng các công việc khá khang trang nhưng chưa phát huy hết công năng; có nơi lại xây dựng ở vị trí không phù hợp nên không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí, tốn kém. Chất lượng các danh hiệu văn hóa chưa cao và thiếu bền vững. Các mô hình văn hóa được xây dựng chưa thật sự chất lượng, ảnh hưởng trong cộng đồng không cao nên khó nhân rộng.
Việc quản lý và tổ chức hoạt động dịch vụ ở các di tích, danh thắng, lễ hội tuy đã có nhiều bước chuyển biến tích cực song vẫn còn tình trạng vi phạm như: Bán hàng rong, ăn xin, đốt nhiều vàng mã tại các lễ hội…
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động TDTT còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho tập luyện và thi đấu. Chất lượng phong trào luyện tập, thi đấu TDTT ở cơ sở chưa đồng đều, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Năm 2017, Sở Du lịch được tái lập, ngành chỉ quản lý các lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình. Các chỉ tiêu về văn hóa, thể thao và gia đình được xác định là: Tỷ lệ GĐVH đạt 83,5%; Tỷ lệ làng, bản, khối phố văn hóa: 59%; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có thiết chế VH,TT-TT theo tiêu chí của Bộ đạt 40%; Tỷ lệ gia đình thể thao đạt 22,2%; Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 32,7%.
Để đạt được các chỉ tiêu trên, toàn ngành phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:
  1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động văn hóa, thể thao và gia đình. Trong đó tập trung đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cho cơ sở, nhất là phân cấp quản lý tổ chức lễ hội, quản lý di tích, phân cấp tổ chức các giải thể thao. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động và dịch vụ văn hóa, thể thao và hướng dẫn, xử lý kịp thời các sai phạm.
  2. Tăng cường cải cách hành chính trong các hoạt động của ngành. Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, cải cách chế động công vụ, công chức. Tiến hành rà soát, ban hành lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhằm xóa bỏ những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Tổ chức thực hiện và sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của từng cơ quan, đơn vị;
  3. Tiếp tục triển khai thực hiện các Quy hoạch, đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách đã được phê duyệt. Hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2017 các quy hoạch, đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách về lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình đã đăng ký.
  4. Làm tốt công tác tham mưu để thực hiện đầu tư cho hoạt động của ngành có trọng tâm, trọng điểm, có kết quả tốt và hiệu quả cao. Huy động các nguồn lực để tăng mức đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và gia đình từ ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình văn hóa, thể thao và các chương trình, đề án, dự án thuộc các lĩnh vực VHTT. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để thu hút mạnh vốn đầu tư vào các lĩnh vực VHTT&DL.
  5. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, hướng tới một đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, công chức, viên chức có trình độ học vấn và chuyên môn cao. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ văn hóa, thể dục thể thao từ tỉnh xuống cơ sở. Đẩy mạnh công tác thu hút các tài năng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và tham gia công tác tại tỉnh, huyện và cơ sở,….
                          Tác giả: Hồ Mậu Thanh
                  (Trích nguồn: Báo Văn hóa Nghệ An).